Kỹ thuật đốt rác phát điện từng có lịch sử
nghiên cứu phát triển hơn 30 năm trở lại đây, nhiều nhà máy ở Đức (32% lượng
rác được xủ lý bằng đrpđ), Đan Mạch (70%), Bỉ (29%), Pháp (38%).. đã trở thành
hình mẫu cho ngành công nghệ “năng lượng và bảo vệ môi trường” này. Ở châu Á,
Singapore (100% lượng rác được xử lý bằng đốt rác phát điện) và Nhật Bản
(72,8%) là hai nước đi đầu trong kỹ thuật đốt rác phát điện.
Quy trình công nghệ của nhà máy điện rác tương
tự như nhà máy nhiệt điện, chỉ khác ở chỗ nhiên liệu không giống nhau và phải
trang bị thêm hệ thống xử lý làm sạch khói, khí khá phức tạp.
Tính ưu việt của nhà máy điện rác so với các lò đốt rác thông thường chính là ở chỗ trong khi giảm trọng lượng và thể tích rác nhờ quá trình đốt, nó còn có tác dụng “tài nguyên hóa”, biến rác trở thành nhiên liệu sản xuất năng lượng, “vô hại hóa” rác. Tro bụi từ lò thiêu được phân tuyển bằng từ tính, sau đó trở thành vật liệu phủ mặt đường hoặc lấp lấn biển.
(bài đăng trên báo Người Lao Động-Ghi chép của
Thái Nguyễn Bạch Liên)
Biến trấu thành vàng:
http://vietnamtimes.info/2017/07/17/bien-trau-thanh-vang/
https://doanhnhansaigon.vn/y-tuong-kinh-doanh/phu-pham-hoa-vang-bien-trau-thanh-son-1075923.html